Trần thạch cao là lựa chọn hàng đầu của các thiết kế nội thất hiện đại. Đặc biệt ở khu vực nhiều nhiệt và ẩm như nhà bếp, thạch cao là phương án tối ưu vừa thẩm mỹ vừa an toàn. Vậy thạch cao là gì và vật liệu này vì sao lại phù hợp làm trần thạch cao phòng bếp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Giới thiệu về vật liệu trần thạch cao phòng bếp
Thạch cao là khoáng vật do hiện tượng trầm tích hay phong hóa tạo thành. Đem thạch cao đi nung để nước bay hơi bớt, ta thu được thạch cao khan (tỷ lệ nước đã giảm 4 lần). Thạch cao khan khi nghiền ra sẽ thu được bột thạch cao dùng rộng rãi trong xây dựng, công nghiệp, y tế,...
Trong chế biến thực phẩm cũng sử dụng loại thạch cao riêng gọi là bột thạch cao phi. Để chế tạo bột thạch cao phi đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt, từ nung đến hòa tan và kết tủa. Bột phải đạt đến độ tinh khiết 98% mới đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và y tế về an toàn cho sức khỏe.
Nếu không đủ độ tinh khiết, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng xấu như suy gan, suy thận, nhiễm chì, đặc biệt trẻ nhỏ có thể bị thiểu năng trí tuệ. Khi được sản xuất nghiêm ngặt theo quy trình và đảm bảo độ tinh khiết 98%, thạch cao phi có thể sử dụng trong thực phẩm và làm thuốc.
Dấu ấn thạch cao trong nghệ thuật
Khi hòa tan bột thạch cao vào nước, chúng sẽ trở thành vữa thạch cao, có tính ứng dụng cao trong xây dựng, làm khuôn điêu khắc và hội họa.
Trần thạch cao được tạc phù điêu theo phong cách Rococo
Trong xây dựng, thạch cao có thể sử dụng như vữa trám tường, vừa có thể điêu khắc, làm phù điêu trang trí nội thất. Nhờ đó, song hành cùng thời gian và các yêu cầu ngày càng cao trong nghệ thuật kiến trúc, thạch cao được ứng dụng rộng rãi để tạo thêm đường nét nghệ thuật, thẩm mỹ điểm tô cho căn nhà.
Bích họa Dante ở Domenico trong hài kịch thiêng Michelino thuộc Duomo của Florence
Kỹ thuật vẽ bích họa trên vữa thạch cao, tận dụng nước để tác phẩm nghệ thuật hòa làm một với tường thạch cao. Được biết, kỹ thuật này đã có từ thời xa xưa và gắn liền với nghệ thuật Phục Hưng ở Ý, từng được các họa sĩ nổi danh đương thời như Michelangelo và Raphael sử dụng để cho ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ.
Ưu điểm của trần thạch cao phòng bếp
Trần thạch cao có nhiều ưu điểm trong xây dựng, vừa dễ thi công, vừa có tính thẩm mỹ cao nhờ bề mặt láng mịn. Đặc tính dễ cắt xén tạo hình cũng là thế mạnh của trần thạch cao khi có thể tôn thêm phần sang trọng, quý phái và đậm tính nghệ thuật cho công trình.
Ngoài ra, trần thạch cao nói chung cũng như trần thạch cao nhà bếp nói riêng đều có thể thêm hệ thống dạ đèn, cho ánh sáng tự nhiên, ấm áp mà không khiến phần trần nhà bị thô, trái lại còn khiến không gian nội thất tăng thêm vẻ đẹp đẳng cấp mà các chất liệu khác khó sánh được.
Trần thạch cao cũng có thể dễ dàng sửa chữa, thay thế. Chỉ cần tháo rời và thay bằng tấm thạch cao mới là xong. Nhờ đó, người sử dụng cũng có thể an tâm hơn về chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà khi sử dụng thạch cao.
Những mẫu thiết kế trần thạch cao phòng bếp hiện đại
Nhờ có tính ứng dụng cao trong thiết kế nội thất, các mẫu trần thạch cao cũng ngày càng đa dạng, đặc biệt là không gian bếp khi chúng không ngại nhiệt và độ ẩm cao nơi đây.
Các mẫu hoa văn trần thạch cao đẹp và sang trọng
Vữa thạch cao có thể dễ dàng tạo hình khi còn ướt và trở thành hoa văn gắn liền với chất liệu vững bền theo thời gian. Vì thế sử dụng tấm thạch cao có hoa văn cũng là một hình thức tận dụng tính nghệ thuật thay cho mặt phẳng đơn điệu, tạo thêm những điểm nhấn thu hút cho kiến trúc nội thất.
Hoa văn chiếc lá hay sóng biển không yêu cầu quá cao về kỹ thuật tạo hình nhưng có thể để lại ấn tượng sâu đậm cho người xem và kiến t5ao nên không gian nhà ở đậm chất nghệ thuật.
Bạn cũng có thể kết hợp màu sắc khi tạo hoa văn trên tấm thạch cao. Hoa màu vào cùng với vữa thạch cao sẽ khiến màu sắc được lưu giữ lâu hơn và trở thành 1 phần của vật liệu nội thất.
Các màu sắc cơ bản như vàng, xanh dương, xanh lá, đỏ,... thường được sử dụng nhiều khi tạo màu sắc trang trí.
Màu xanh dương nhạt kết hợp cùng trắng sữa của thạch cao tạo nên hiệu ứng thị giác tuyệt vời, tươi mát như bầu trời, mang đến cảm giác thư thái, dịu nhẹ.
Một số mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp và hiện đại
Trần thạch cao sử dụng trong nhà bếp thường được tích hợp thêm hệ thống chiếu sáng để tăng cường công năng và thẩm mỹ cho không gian bếp.
Mảng trần khoét trống để chừa không gian cho hệ đèn hoặc thiết kế giật cấp và lắp âm cả dãy đèn đã trở thành thiết kế thường thấy ở nhiều ngôi nhà đẹp. Có thể kết hợp thêm vật trang trí hoặc đèn thả để tăng tính nghệ thuật cho tổng thể kiến trúc.
Hệ đèn cũng có thể được lắp nổi trên bề mặt phẳng của tấm trần. Thiết kế thích hợp với phòng bếp theo phong cách tối giản và hiện đại.
Ngoài ra, xen kẽ kiến trúc phẳng và nổi cùng hệ đèn treo thả dài cũng là một cách đột phá tạo điểm nhấn trong không gian.
Một hình mẫu độc đáo khác là kết cấu giật cấp dạ đèn với phong cách tạo hình lạ mắt, tạo chiều sâu cho gian phòng. Hoặc bạn cũng có thể tạo sự khác biệt ở các cạnh viền nơi tiếp giáp với tường nhà. Lắp âm hệ đèn trần cùng vài chiếc đèn treo thả tôn thêm sự sang trọng cho phòng bếp.
Hy vọng sau khi chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp mắt, bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho nhu cầu về kiến trúc nội thất gia đình mình và chọn được mẫu trần thạch cao ưng ý.