Icon Color Kitchen Cabinet
Cách Thiết Kế Tủ Bếp Nhật Bản Phù Hợp Cho Gia Đình Việt

Cách Thiết Kế Tủ Bếp Nhật Bản Phù Hợp Cho Gia Đình Việt

Phong cách thiết kế tủ bếp Nhật Bản rất tối giản, tinh tế và độc đáo. Với triết lý lấy sự tối giản làm tiền đề, tối ưu hóa diện tích, họ đã tạo ra một không gian vô cùng đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao.

Nhật Bản và Việt Nam tuy là cùng là quốc gia Châu Á, nhưng lại sở hữu hai nền văn hóa ẩm thực khác biệt. Vậy liệu thiết kế tủ bếp Nhật Bản có phù hợp với những món ăn Việt Nam?

Đặc điểm của thiết kế tủ bếp Nhật Bản

Với người Nhật, tủ bếp phải phù hợp với từng không gian, tập trung vào những giá trị cốt lõi, mang đến sự hài hòa từ trong ra ngoài.

1. Tủ bếp sát tường

thiết kế tủ bếp

Trong nội thất tủ bếp Nhật Bản, nhiều người hướng tới tính khoa học của không gian. Việc đặt một hệ tủ bếp sát tường nhằm tối ưu hóa diện tích, phù hợp với các căn hộ chung cư nhỏ. 

Các hệ tủ thường nhỏ gọn, ôm sát tường, tận dụng tối đa các góc chết. Việc sử dụng tủ bếp hình chữ L hoặc tủ bếp chữ i là thường thấy nhất. Cả hai hệ tủ này rất tiện lợi và linh hoạt để sắp xếp các đồ dùng cần thiết, dễ dàng di chuyển khi nấu nướng.

thiết kế tủ bếp (Tủ bếp chữ I được đặt sát tường nhằm tối ưu không gian, phù hợp với các căn hộ chung cư nhỏ)

Riêng hệ tủ chữ L, việc đặt sát tường cũng giúp tận dụng không gian góc tường bếp (khoang Wagon), nhất là khu vực giao giữa bếp nấu và chậu rửa. Với tủ bếp dạng module của tủ bếp Takara standard. 

Các khoang dễ dàng lắp đặt và di chuyển ở những vị trí khuất. Khoang góc dạng xe đẩy ở tủ bếp chữ L là sự lựa chọn hoàn hảo với kiến trúc gồm 2 tầng có thể kéo rời hoàn toàn ra ngoài và 4 ngăn tam giác dạng xoay hai bên hông.

thiết kế tủ bếp (Khoang góc dạng xe đẩy ở tủ bếp chữ L tận dụng các khoang góc chết, tối ưu hóa không gian triệt để)

2. Tủ bếp bán đảo

thiết kế tủ bếp

Đối với những căn bếp nhỏ, thì tủ bếp phải phù hợp với diện tích tổng thể. Thông thường, các hệ tủ bếp hay hướng vào trong vách tường, ôm sát nhằm tối ưu hóa không gian cũng như tận dụng các góc khuất. 

Việc đẩy bếp nấu quay mặt vào tường dễ tạo ra sự ngột ngạt, bí bách, hạn chế tầm nhìn, tuy nhiên, gia chủ có thể cải thiện bằng cách trang bị tủ bếp bán đảo.

thiết kế tủ bếp (Tủ bếp bán đảo giúp không gian mở, cải thiện tầm nhìn và tạo nên cảm hứng cho người nội trợ)

Hướng tủ bếp một chiều và sát tường, chiều còn lại hướng ra ngoài tạo nên không gian mở, nhìn về phía khu vực bàn ăn hoặc phòng khách. 

Đa phần, các hệ tủ sẽ được tích hợp bởi khu vực bếp nấu, lưu trữ và chậu rửa. Các đồ vật sẽ được gói gọn và bố trí hợp lý trong các khoang công năng, giúp hài hòa cả không gian.

Khu vực chậu rửa thường chiếm ⅓ diện tích bếp, bên dưới là khoang pocket đựng đồ rửa chén và các khoang module dạng kéo đựng dao, thớt và vật dụng sau khi dọn rửa. Dưới bếp nấu thường bố trí khoang chứa nồi, và khoang sát sàn sẽ là nơi chứa các hộp nhựa, đồ khô.

3. Tủ bếp kèm bàn đảo

thiết kế tủ bếp

Việc trang bị bàn đảo không chỉ hài hòa về tổng quan mà còn giúp mở rộng không gian, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Bàn đảo là một phần trong hệ tủ bếp nhưng được tách biệt, cân đối với không gian bếp. Vị trí bàn đảo đặt ngay trong phòng bếp, có thể sát tường hoặc không nhưng vẫn đảm bảo tạo lối đi thông thoáng cho gia chủ.

Khoảng cách từ hệ tủ tới bàn đảo tối thiểu 90cm tùy diện tích cho phép. Chiều cao của bàn đảo phải ngang bằng với tủ bếp dưới đối diện, giúp người nội trợ thoải mái di chuyển, xoay người và dễ dàng mở ra đóng vào các ngăn tủ kéo.

thiết kế tủ bếp (Hệ tủ bếp chữ I sát tường kết hợp bàn đảo giúp người nội trợ có không gian nấu nướng, dọn rửa tiện lợi)

Tủ bếp kèm bàn đảo mang đến nhiều công năng hơn người sử dụng. Ngoài tính thẩm mỹ, bàn đảo giúp người nội trợ có không gian nấu nướng, dọn rửa tiện lợi. Thường thấy là tủ bếp chữ I hoặc chữ L sát tường kèm bàn đảo.

Tùy vào sở thích của gia chủ, khu vực bàn đảo có thể tích hợp giữa bếp nấu và chậu rửa, hoặc là nơi sơ chế, trung chuyển thức ăn, đồ đạc, thậm chí còn có thể làm tủ bếp dạng quầy bar hoặc bàn ăn nhẹ. 

Đồng thời, với mỗi khu vực ngay bàn đảo, phía dưới luôn có hệ tủ module kèm theo đúng công năng, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.

thiết kế tủ bếp (Mọi đường nét và kiểu dáng của bàn đảo phải hài hòa và phù hợp với không gian bếp xung quanh)

Thông thường, mặt bàn đảo luôn rộng hơn mặt bàn tủ đối diện nên các thao tác nấu nướng luôn linh động và thoải mái hơn. Mọi đường nét và kiểu dáng của bàn đảo phải hài hòa và phù hợp với không gian bếp xung quanh. 

Tủ bếp kết hợp bàn đảo mang đến nhiều công năng hơn so với các phong cách nội thất phòng bếp thông thường, nhưng có thể hơi bất tiện đối với căn bếp quá nhỏ, không có diện tích di chuyển.

3. Tủ bếp dạng mở

Đương nhiên bất kì dòng tủ bếp cũng bao gồm các khu vực chức năng như bếp nấu, chậu rửa,… như bao tủ bếp khác. Tuy nhiên bởi sự đặc trưng trong văn hóa ẩm thực mà chúng có một số bộ phận và cách sắp xếp đáng lưu ý.

tủ bếp nhật bảnNgười nội trợ Nhật Bản ưa chuộng tủ trên dạng mở.

Đối với hệ tủ trên, hầu hết các bà nội trợ Nhật Bản thích tủ bếp dạng kệ mở, không có cửa đóng. Họ ưa chuộng sự giản đơn, nhẹ nhàng của tủ bếp mở, đồng thời có thể dễ dàng lấy được thứ mình cần một cách nhanh chóng trong hàng tỉ thứ đồ nhỏ và đa dạng về kiểu dáng cho bữa ăn Nhật Bản.

4. Phụ kiện bếp dễ dàng sử dụng

tủ bếp nhật bảnVật dụng được treo lên tường bếp.

Tương tự, những vật dụng thường dùng trong quá trình nấu nướng và chế biến thức ăn như muôi, xẻng nấu ăn,… hay thậm chí là ly, tách cũng được treo lên tường bếp. Do đó, móc chữ S là vật có thể tìm thấy ở đa số tủ bếp Nhật Bản.

tủ bếp nhật bảnTủ bếp Nhật Bản tích hợp mặt bàn high-backed.

Có thể nói việc đồ vật được bày biện ra ngoài của các bà nội trợ xứ mặt trời mọc là trái ngược với nguyên tắc của các chuyên gia nội thất phương Tây. Tuy nhiên, gọn gàng và sạch sẽ vẫn là yếu tố được họ coi trọng hàng đầu. 

Vì vậy, hầu hết các thiết kế tủ bếp Nhật Bản (hoặc đảo/bán đảo) đều có phần “rào chắn” cao hơn mặt bếp trong trường hợp chúng không đặt sát tường. “Hàng rào” này có công dụng che đi sự lộn xộn trong quá trình nấu nướng, ngoài ra còn là nơi lưu trữ bí mật không ngờ nữa đấy!

Điểm tương đồng và khác biệt giữa cách nấu nướng Việt – Nhật

Văn hóa ẩm thực nói chung và cách nấu nướng nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn tủ bếp. Bởi cùng là những quốc gia Châu Á nằm trong vùng văn hóa chữ Hán, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng trong những hoạt động bếp núc.

tủ bếp nhật bảnModule gia vị trong tủ bếp Takara standard.

Khi thưởng thức các món ăn Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng đều có ấn tượng tốt đẹp về những món ăn thanh đạm và nhẹ nhàng này. Tuy nhiên, đằng sau đó là số lượng gia vị đáng kể mà người nội trợ đã cất công nêm nếm. 

Điều này rất giống với Việt Nam – nơi ẩm thực từ đường phố cho đến nhà hàng sang trọng đều rất kỳ công trong việc gia giảm gia vị. Vì lý do này, tủ bếp Nhật Bản thường có những khoang tủ dành riêng cho các chai, lọ gia vị.

tủ bếp nhật bảnKhoang mở dành cho thiết bị điện ở tủ bếp Takara standard.

Một điểm chung nữa có lẽ ai cũng đã biết, chính là thói quen ăn cơm trắng vào mỗi ngày của người Việt Nam lẫn Nhật Bản. Không quá khó để bắt gặp chiếc nồi cơm điện trên mặt bếp, hoặc có một số tủ bếp Nhật Bản có khoang tủ riêng dành cho các thiết bị điện như nồi cơm điện, ấm đun nước,…

tủ bếp nhật bảnHình ảnh bởi Markus Winkler.

Dù vậy, bữa cơm Việt – Nhật cũng tồn tại một số điểm khác biệt rõ rệt. Điển hình là việc phân chia các món ăn trong bữa cơm. Người Việt ta thường cho đồ ăn vào các đĩa, bát chung để ai muốn ăn món gì có thể tự lấy và cho vào chén của mình. 

Tuy nhiên, người Nhật lại có thói quen phân chia từ món ăn, canh và cơm vào từng đĩa, bát nhỏ riêng cho khẩu phần của mỗi người. Trong tủ bếp Nhật Bản luôn luôn có đa dạng các loại bát, đĩa nhỏ là vì lý do này.

Lựa chọn mẫu thiết kế tủ bếp Nhật Bản cho bếp Việt

Dù có điểm khác biệt, nhưng chất lượng và tiện lợi của tủ bếp Nhật Bản là điều các gia đình Việt yêu thích, cân nhắc khi chọn mua. Cùng tham khảo các mẫu tủ bếp đến từ xứ sở hoa anh đào và vẫn vô cùng phù hợp với thói quen nấu nướng của người nội trợ Việt dưới đây.

tủ bếp nhật bảnTủ bếp Takara standard dòng tiêu chuẩn Edel màu ESW.

tủ bếp nhật bảnThanh chia ngăn nam châm tiện lợi.

Tủ bếp Nhật Bản Takara standard dòng tiêu chuẩn Edel màu trắng cơ bản sẽ là lựa chọn an toàn cho căn bếp gia đình. Được làm toàn bộ từ thép tráng men kính bền vững và độc đáo, tủ bếp Edel có tuổi thọ lâu dài và sức chứa lớn bất ngờ. Hơn nữa, thanh chia nam châm trong khoang tủ giúp người nội trợ sắp xếp vật dụng một cách khoa học, dễ dàng.

tủ bếp nhật bảnTủ bếp Takara standard dòng cao cấp Lemure.

tủ bếp Nhật BảnKhoang góc dạng xe đẩy wagon linh hoạt.

Mang màu xanh gốm Nhật độc đáo, tủ bếp Takara standard dòng Lemure cao cấp vừa đa công năng, vừa nâng tầm căn bếp hiện đại. Khoang góc dạng xe đẩy wagon nhằm mục đích tận dụng tối đa góc chết trong căn phòng, đồng thời có thể di chuyển ra khỏi tủ bếp vào những dịp đặc biệt.

Triết lý của người Nhật chính là sự giản đơn, từ đó cũng đã tạo ra phong cách nội thất tối giản. Việc ứng dụng đúng châm ngôn: “Less is more” đã chỉ ra rằng chính sự tối giản đã tạo nên vẻ đẹp tinh tế, ấn tượng. Với người Nhật, thiết kế tủ bếp Nhật Bản phải phù hợp với từng không gian, tập trung vào những giá trị cốt lõi, mang đến sự hài hòa từ trong ra ngoài.

Không gian bếp khi được phân bổ một cách khoa học chắc chắn mang lại sự thoải mái để nấu ăn và thưởng thức, đồng thời thể hiện được gu thẩm mỹ và tính cách của gia chủ. Với sự đa dạng về phong cách thiết kế tủ bếp Nhật Bản, Takara standard hy vọng bạn có thể lựa chọn một hệ tủ bếp phù hợp cho riêng mình.

Login