Top 5 Mẫu Thiết Kế Nhà Có Tầng Hầm Hiện Đại Nhất 2023

Top 5 Mẫu Thiết Kế Nhà Có Tầng Hầm Hiện Đại Nhất 2023

Thiết kế nhà có tầng hầm đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là khi mức sống nâng cao, số lượng gia đình có ô tô ngày càng tăng, và do đó nhu cầu về tầng hầm để đậu ô tô cũng tăng theo.

Thiết kế nhà có tầng hầm 1

Thiết kế nhà có tầng hầm là gì và phân loại ?

Trước đây, định nghĩa tầng hầm là tầng nằm hoàn toàn dưới mặt đất và không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Tầng hầm khi đó chủ yếu dùng làm kho chứa đồ, hoặc các khu chức năng như phòng ngủ phụ, nhà bếp phụ,...

HIện nay, đặc biệt là ở các đô thị sầm uất, tầng hầm chủ yếu được dùng làm nơi đậu xe, vì thế thiết kế được thay đổi và có thể nhìn thấy 1 phần từ bên ngoài. Có 3 loại tầng hầm là tầng hầm nằm hoàn toàn dưới bề mặt vỉa hè, loại hoàn toàn nằm bên trên, và tầng bán hầm có thể thấy một phần từ bên trên.

Thiết kế nhà có tầng hầm 2

Các yêu cầu kỹ thuật & kinh nghiệm xây tầng hầm trong nhà

Xây tầng hầm phức tạp hơn xây nhà, vì khi đào sâu vào đất sẽ gây ra một số ảnh hưởng không chỉ đến độ vững chắc của nhà mình mà còn liên đới đến một số nhà hàng xóm. Vì thế khi xây tầng hầm gia chủ cần lưu ý một số vấn đề:

  • Nếu là xây tầng bán hầm thì chiều cao của sàn tầng trệt (nóc tầng bán hầm)  không được vượt quá 1,2m so với vỉa hè. 

  • Tùy chiều cao, kiểu kiến trúc hay kích thước của xe mà gia chủ muốn đỗ, chiều rộng tầng hầm có thể thay đổi theo tương ứng. Thông thường độ rộng tầng hầm nên từ 3-5m cho nhà phố, và từ 3,5-5,5m cho biệt thự. 

  • Đường dốc xuống hầm phải cách đường ranh lộ giới tối thiểu 3m và có độ dốc 15% so với mặt đường.

  • Hệ thống điện nước, chiếu sáng: tầng hầm nằm bên dưới mặt đất nên dễ bị thiếu sáng và tích tụ nước, độ ẩm cao. Vì thế cần có hệ thống chiếu sáng phù hợp (các loại đèn tiết kiệm điện năng thường xuyên được đề xuất). Nếu sống ở khu vực dễ ngập úng thì nên trang bị sẵn máy bơm nước để rút nước khỏi tầng hầm trong mùa mưa.

Thiết kế nhà có tầng hầm 3

Ưu nhược điểm khi xây nhà có tầng hầm

Nhà có tầng hầm sẽ mang những ưu khuyết điểm riêng, gia chủ nên tham khảo qua để tận dụng tối đa các điểm tích cực và hạn chế những nhược điểm của chúng.

Ưu điểm khi thiết kế nhà có tầng hầm

  • Có không gian có thể sử dụng làm nhà kho, lưu trữ đồ dùng kích thước lớn và không thường sử dụng nhiều. Nhờ đó các phòng chức năng khác trong nhà được gọn gàng, ngăn nắp.

  • Biến tầng hầm nhà mình thành garage vừa thuận tiện vừa an toàn so với gửi xe bên ngoài.

  • Thiết kế nhà có tầng hầm sẽ giúp chiều cao tổng thể kiến trúc cao hơn, cụ thể là sàn tầng trệt cao hơn nhiều so với vỉa hè và với nhà thông thường. Nhờ đó công trình đón thêm nhiều gió và ánh sáng tự nhiên, thông thoáng và chống ẩm tốt hơn.

Thiết kế nhà có tầng hầm 4

Nhược điểm khi thiết kế nhà có tầng hầm

  • Quy định độ dốc tối thiểu của lối xuống hầm từ 15-20% đòi hỏi tòa nhà phải có độ dài nhất định, độ dài công trình dưới 15m sẽ gặp khó khăn khi xây dựng tầng hầm.

  • Khi xây nhà quan trọng việc đào móng vì đây là nền tảng của một ngôi nhà vững chắc. Thì việc xây hầm đòi hỏi nhiều công sức hơn và có yêu cầu cao về kỹ thuật gia công, gia cố trước khi đào. Phải sử dụng vật liệu chống thấm tốt và tránh các nguy cơ sạt lở, sụt lún, đáng ngại hơn là có thể ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

  • Vì đòi hỏi nhiều yếu tố về kỹ thuật, vật liệu, đáp ứng các yêu cầu đặc biệt như chống thấm,... dẫn đến chi phí xây dựng rất cao. 

Thiết kế nhà có tầng hầm 5

Các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm đẹp và hiện đại

Tầng hầm nổi thiết kế nằm về một phía của ngôi nhà, cửa sập cùng màu và phong cách với cửa chính của ngôi nhà, là một điểm nhấn nổi bật trong kiến trúc ngoại thất.

Thiết kế nhà có tầng hầm 6

Một mẫu thiết kế khác về tầng bán hầm với cửa hầm đồng bộ với hàng rào và cổng chính. Ốp tường bên trong tầng hầm cũng đồng dạng với ốp tường ngoại thất, và toàn bộ kiến trúc đều mang màu nâu từ nhạt đến sậm, mang tính thẩm mỹ cao và khẳng định gu thiết kế sang trọng của gia chủ.

Thiết kế nhà có tầng hầm 7

Một ví dụ khác về thiết kế nhà có tầng bán hầm tuy không tương đồng màu cửa nhưng thiết kế ăn khớp với viền ngoài của tổng thể ngoại thất. Gia chủ không xây các tầng cao trải đều mà chỉ tập trung về một góc, tận dụng không gian còn lại làm sân vườn và nơi thư giãn cho cả nhà.

Thiết kế nhà có tầng hầm 8

Đột phá với thiết kế 2 gam màu và độ cao đồng đều, gia chủ vẫn tạo được nét riêng với các điểm nhấn như ốp tường, hoa văn trang trí, viền cửa sổ, đèn âm trần,... Sàn tầng trệt được nâng cao hơn tạo thêm không gian cho tầng hầm được dùng làm garage.

Thiết kế nhà có tầng hầm 9

Hình mẫu nhà nêu bật sắc ấm, ánh vàng lan tỏa từ đèn hành lang đến màu ốp tường ngoại thất, đồng bộ đến cửa garage. Song song với lối vào garage là cầu thang cao được thiết kế hướng về thiên nhiên và đầy thơ mộng cùng hàng cây cỏ.

Thiết kế nhà có tầng hầm 10

Một ví dụ về garage nổi hoàn toàn trong một kiến trúc sang trọng. Kết hợp từ các cột nhà bên ngoài hầm để xe đến mặt tiền độc đáo. Mặt cửa ngoài chủ yếu dùng kính và cầu thang ngoài trời thể hiện lối sống ưa chuộng ánh sáng và gió tự nhiên của gia chủ. Tuy nhiên nếu nơi bạn ở khu vực kém an ninh, nên bổ sung thêm các biện pháp chống trộm hiệu quả.

Thiết kế nhà có tầng hầm 11

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn có thể cân nhắc khi muốn thiết kế nhà có tầng hầm và lựa chọn được mẫu tầng hầm hợp lý nhất với nhu cầu sử dụng và phong cách thiết của của bạn.