Cách Thiết Kế Bếp Trên Tầng Lửng Tiết Kiệm Diện Tích

Cách Thiết Kế Bếp Trên Tầng Lửng Tiết Kiệm Diện Tích

Tầng lửng là một điểm nhấn trong không gian độc đáo cho nhiều kiến trúc nhà. Không gian tầng lửng có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng đọc, …. thậm chí có thể thiết kế bếp trên tầng lửng.

Có nên thiết kế bếp trên tầng lửng hay không?

Đặt bếp tại tầng lửng là quyết định lạ, ít người dùng song không hề phi thực tế. Không gian tầng lửng cũng như mọi khu vực khác của ngôi nhà, hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà gia đình bạn cần ở một căn bếp.

thiết kế bếp trên tầng lửng 1

Ưu điểm khi đặt bếp trên tầng lửng

Tầng lửng là tầng không được nối dài ra mặt tiền và như vậy sẽ không có ban công. Nhưng ngồi trên tầng lửng có thể nhìn thấy không gian ở tầng dưới. Vì thế bếp trên tầng lửng cũng không quá tù túng hay ngột ngạt, trái lại còn đem đến không gian làm bếp thoáng đãng và có thể liên kết cùng bàn ăn rất lý tưởng.

thiết kế bếp trên tầng lửng 2

Tùy vào diện tích tầng lửng ở mỗi gia đình, tủ bếp có thể linh động lớn hoặc nhỏ, có hoặc không kèm bàn đảo. Nhờ việc thoải mái lựa chọn vị trí và kích thước bếp trên tầng lửng, gia chủ có thể thoải mái hơn khi lên thiết kế bố trí các khu công năng trong nhà phù hợp với thói quen và sở thích của mình.

Bếp trên tầng lửng có hợp phong thủy?

Bếp trên tầng lửng không phạm kiêng kỵ gì trong phong thủy. Tuy nhiên, khi sắp xếp bố trí, không nên đặt bếp ngay phía trên nhà vệ sinh/nhà tắm, và không đối diện cửa phòng ngủ.

thiết kế bếp trên tầng lửng 3

Gia chủ chỉ cần tránh hai điểm trên là có thể an tâm thiết kế bếp mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến vận khí gia đình, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vận may hay tài lộc của cả nhà.

Thiết kế bếp trên tầng lửng phù hợp với loại hình nhà ở nào?

Có thể nhiều người vừa nghe đến sẽ nghĩ rằng đặt bếp trên gác lửng chỉ phù hợp với các ngôi nhà có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, cách thiết kế này có thể phù hợp với đa số loại hình nhà cửa và phong cách nội thất. Nhiều người thích phá cách với một căn bếp trên gác lửng để thưởng thức bữa ăn từ góc cao ở tầng trên và có thể quan sát toàn bộ không gian nhà.

thiết kế bếp trên tầng lửng 4

Thiết kế bếp trên tầng lửng tận dụng tối đa diện tích cho nhà phố

Nhà phố đặc biệt là ở các khu đô thị sầm uất thường gặp hạn chế về mặt diện tích. Vì thế, khi một tầng lầu chỉ phù hợp để bố trí 1-2 khu vực công năng. Cho nên khi chọn tầng lửng làm nhà bếp, thông thường bếp có thể chiếm dụng gần như toàn bộ không gian tầng lửng.

Mặc dù vậy, bố trí bếp trên tầng lửng lại mang đến nhiều ưu điểm cho gia chủ. Không gian bếp với nhiều dụng cụ và thực phẩm sẽ được sắp xếp gọn trong không gian tầng lửng mà không ảnh hưởng đến các phòng chức năng khác. Như vậy, các khu vực như phòng khách thường được liên kết với nhà bếp nếu nằm cùng tầng, giờ đây không còn lo ngại vấn đề mùi thức ăn nữa.

thiết kế bếp trên tầng lửng 5

Bên cạnh đó, khu vực bếp vẫn đủ để sắp xếp bàn ghế cho các thành viên trong gia đình cùng nhau dùng bữa, không gian tương đối tách biệt và thoải mái, nhưng tầm nhìn lại không bị hạn chế và không có cảm giác ngột ngạt, bí bách. Phương án đặt bếp trên tầng lửng là giải pháp lý tưởng khi thiết kế nhà phố.

Biệt thự có phù hợp đặt bếp trên tầng lửng?

Biệt thự là kiểu kiến trúc không bị hạn chế về diện tích, và nhờ lợi thế đó mà người ta thường không xây biệt thự quá nhiều tầng. Hơn nữa, ở các căn biệt thự thấp chỉ từ 1-2 tầng.

thiết kế bếp trên tầng lửng 6

Nếu sắp xếp bếp trên tầng lửng, nhiều khả năng căn bếp không chỉ có tầm nhìn rộng mở xuống tầng dưới, mà còn bao quát khu vực xung qua thông qua các cửa sổ.

Bố trí bếp ở căn hộ Duplex

Căn hộ Duplex là xu hướng nhà ở đang rất được ưa chuộng và hứa hẹn sẽ còn nở rộ trong tương lai. Căn hộ Duplex có từ hai tầng trở lên và cầu thang nằm trong, tiện lợi và riêng biệt, đảm bảo không gian sống tiện nghi cao cấp cho gia chủ.

thiết kế bếp trên tầng lửng 7

Đặt bếp trên tầng lửng ở căn hộ Duplex, đặc biệt với cửa sổ lớn thông tầng, khi sum họp gia đình trên tầng lửng sẽ có cảm giác không gian rộng mở, thư giãn, thoải mái cả về tâm tình cũng như ngon miệng hơn lúc dùng bữa. Vì thế, thiết kế bếp trên tầng lửng ở căn hộ Duplex là lựa chọn hoàn mỹ hứa hẹn đem đến trải nghiệm có 1-không-2.

Những lưu ý khi muốn thiết kế bếp trên tầng lửng

Đương nhiên khi bắt tay vào thiết kế, gia chủ lẫn kiến trúc sư đều cần trao đổi rõ với nhau về các nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật để tìm được tiếng nói chung sao cho thiết kế tối ưu nhất.

thiết kế bếp trên tầng lửng 8

Đầu tiên là về kích thước, chiều cao của tầng lửng. Chiều cao tầng lửng thông thường sẽ từ 2,5-2,8m. Tùy thuộc vào chiều cao gia chủ cũng như các thói quen sử dụng mà điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn. Tuy nhiên gác lửng không bao giờ vượt quá 3m, vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến bố cục chung của ngôi nhà cũng như mất cân đối trong thiết kế, gây mất thẩm mỹ.

thiết kế bếp trên tầng lửng 9

Mặc dù vị trí có vẻ khá thông thoáng, như hệ thống hút mùi ở bếp cũng không nên lơ là. Nếu không xử lý tốt các vấn đề về mùi, lâu dài có thể ảnh hưởng đến không gian chung không chỉ tầng lửng mà có thể lan đến cả tầng dưới do không có vách ngăn tách biệt. Ngoài ra mùi trong phòng bếp cũng ảnh hưởng nhất định đến cảm giác ngon miệng và tâm trạng của mỗi thành viên gia đình khi dùng bữa cùng nhau.

Nhìn chung, thiết kế bếp trên tầng lửng không những thuận tiện mà còn là điểm nhấn độc đáo trong không gian kiến trúc của nhiều loại hình nhà ở. Chúc các bạn tìm và chọn được mẫu thiết kế phù hợp nhất với mái ấm và sở thích của gia đình mình.

Login