Gợi Ý 10+ Mẫu Thiết Kế Phòng Bếp Cho Biệt Thự Sang Trọng

Gợi Ý 10+ Mẫu Thiết Kế Phòng Bếp Cho Biệt Thự Sang Trọng

Thiết kế nội thất cho biệt thự đòi hỏi tinh tế và tiện nghi như thế nào, thì phòng bếp cho biệt thự cũng cần chăm chút không ít. Gian bếp vừa phải hài hòa với kiến trúc tổng thể, vừa phải đem đến sự tiện nghi và toát lên đẳng cấp vượt trội trong trải nghiệm của gia chủ.

Với mỗi phong cách nội thất nhất định, hệ tủ bếp vừa phải nổi bật, vừa phải kết hợp hài hòa để tôn lên thẩm mỹ trong không gian chung của căn biệt thự. Vì thế, phong cách thiết kế của gian bếp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phòng bếp cho biệt thự, trên cả kiểu dáng và màu sắc.

Phong cách cổ điển cho nhà bếp biệt thự

Phong cách cổ điển có thể trông “sến” với nhiều người, nhưng lại là nét trang trọng trường tồn theo thời gian với những người yêu thích nó. Không khó để bắt gặp các gia chủ trang hoàng biệt thự theo phong cách cổ điển, và trong đó, một gian bếp cổ điển là điều không thể thiếu.

phòng bếp biệt thự 1

Gian bếp phong cách cổ điển màu gỗ sáng (be - kem) với những đường nét thiết kế uyển chuyển đầy tinh tế. Từ viền cánh tủ, tay nắm tủ, đến hình dáng vòi nước đi kèm và cả đèn lẫn rèm phòng bếp ở xa, tất cả tạo nên không gian ấm cúng, chan hòa và trang trọng, đẳng cấp.

phòng bếp biệt thự 2

Để phối hợp tốt với tủ bếp cổ điển, màu bếp cần tương đồng với màu tường và mặt sàn. Các vật dụng trong nhà bếp cũng nên ưu tiên lựa chọn kiểu dáng uyển chuyển, nhất là với các vật phẩm thường được trưng bày nhiều như bình hoa, dĩa trái cây, ấm và cốc trà,...

Một gian bếp phụ trong gian phòng tràn ngập hơi thở cổ điển, với tủ bếp nhỏ gọn nhưng được thiết kế trông như lò sưởi kèm đồng hồ bên trên. Thiết kế này phù hợp với gian phòng nghỉ hay dùng trà chiều, làm bánh,...

Bếp hiện đại trong biệt thự hiện đại

Đối lập với cổ điển có lẽ là phong cách thiết kế hiện đại, khi các đường cong uyển chuyển được thay thế bằng các đường thẳng, và chi tiết của hệ tủ cũng được giản lược đi nhiều.

phòng bếp biệt thự 3

Sự phối hợp màu sắc trong phong cách hiện đại có chiều hướng đa dạng hơn. Chọn màu sắc tương đồng hoặc tương phản nhau đều có thể làm nổi bật gian bếp. Thêm vào đó, ánh sáng trong nhà bếp cũng được tích hợp khéo léo vào hệ tủ tối đa tính công năng, tiện dụng mà còn nâng tầm thẩm mỹ cho phòng bếp.

Một ví dụ về cách phối màu tương đồng từ tủ bếp đến tường và sàn nhà, kết hợp với hiệu ứng ánh sáng bắt mắt vừa tăng thêm phần sang trọng vừa tăng thêm độ ấm cho không gian nhà bếp.

phòng bếp biệt thự 4

Một cách phối màu khác dù thiên về màu tối nhưng vẫn kết hợp tốt tông màu lạnh và nóng (ở đây là đen và nâu be). Màu đen đến từ vân mặt bàn đá và vân gỗ nâu toát lên sự ấm áp trong gian bếp sang trọng đầy tiện nghi.

Đổi mới với phong cách retro ở nhà bếp

Retro được xem là bản remix khéo léo giữa hơi thở hiện đại và những mảnh ghép cổ điển, tạo ra nét riêng độc đáo và là điểm nhấn khác biệt trong các phong cách nhà bếp.

phòng bếp biệt thự 5

Một điểm thường thấy trong các gian bếp mang phong cách retro là các đường nét thiết kế đơn giản và bo tròn. Màu sắc thường là trắng phối cùng các gam màu trung tính, ngọt dịu như vàng, xanh lá, xanh da trời, hồng,... tạo được điểm nhấn thu hút và cảm giác thích thú, thư giãn trong gian bếp.

Căn bếp kết hợp hiện đại - retro cho nhà biệt thự

Một sự kết hợp độc đáo khác gọi tên hiện đại và retro. Có điểm chung là đường nét thiết kế tối giản, sự pha trộn này thổi một làn gió mới đầy sức sống và truyền cảm hứng cho gia chủ.

phòng bếp biệt thự 6

Một hệ tủ bếp pha trộn 2 phong cách hiện đại - retro với gam màu tự nhiên gồm xanh của lá cây và vân gỗ nhạt. Cùng với tường phòng phủ đầy mảng xanh và đèn chùm lấy cảm hứng từ vật liệu thủ công đan tay, toát lên hơi thở tự nhiên và thư thái ngập tràn căn bếp.

Trầm lắng với phong cách kiến trúc Scandinavian

Rời xa không gian thiên nhiên nhiệt đới là chút trầm lắng của phong cách kiến trúc Bắc Âu. Giản đơn, mộc mạc nhưng vẫn tinh tế và tiện dụng là những điểm sáng toát lên từ phong cách này.

phòng bếp biệt thự 20

Nhà bếp nguy nga trong phong cách kiến trúc Scandinavian, chỉ đơn giản là bếp trắng bên khung cửa sổ đón nắng nhưng vẫn mang nét trang trọng và lịch lãm.

phòng bếp biệt thự 8

Gam màu xám - be kết hợp cùng vân gỗ và sự đồng điệu cao từ gian bếp đến đảo bếp liên kết với bàn ăn, ghế và rèm treo,... Sự nhất quán tôn thêm vẻ sang trọng cho thiết kế và không chỉ nâng tầm thẩm mỹ mà còn nâng tầm không gian ẩm thực.

Bình yên tại gian bếp Japandi - sự pha trộn độc đáo giữa Âu & Á

Phong cách Scandinavian của kiến trúc Bắc Âu và kiến trúc Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, ví dụ như cùng tôn lên giá trị của sự tối giản nhưng chú trọng công năng. Từ đó cộng hưởng tạo ra phong cách Japandi, đưa sự tối giản lên đỉnh điểm mà không làm mất đi tính công năng của vật dụng.

phòng bếp biệt thự 9

Một mẫu thiết kế tủ bếp cao cấp ở tầng áp mái tận dụng tối đa không gian lưu trữ từ hai bên tường và hệ tủ dưới. Khiến cho không gian ngang tầm mắt trở nên thoáng đãng, thư thái. Với ít vật dụng trang trí nhất nhưng đem đến gia chủ nhiều cảm xúc nhất khi chế biến và thưởng thức món ăn tại đây.

phòng bếp biệt thự 10

Một gian bếp Japandi khác nằm ở tầng trệt với kiến trúc mở liên kết với phòng ăn và vườn bên ngoài. Mặc dù gam màu hiện đại, mang chút hơi thở công nghiệp nhưng không vì thế mà mất đi tính thư thái trong gian phòng.

phòng bếp biệt thự 11

Một kiến trúc khác đẩy cao sự đồng điệu từ gam màu đến thiết kế, vừa đón nắng tự nhiên vừa có hệ thống chiếu sáng phù hợp khiến không gian mộc mạc, tối giản nhưng đa công năng và ngập tràn hương vị ấm áp mà một gian bếp nên có.

Các điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp cho biệt thự

Thiết kế cho bếp cần có tính đồng bộ với kiến trúc nội thất của biệt thự, vì thế nên được tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn kiểu dáng, màu sắc,... phù hợp với kiến trúc tổng quan của biệt thự ngay từ đầu để tiết kiệm thời gian và công sức từ thiết kế đến thi công.

Ánh sáng trong phòng bếp

Thiên nhiên không tách rời với nghệ thuật mà cùng nhau tôn lên vẻ đẹp vượt thời đại. Chính vì thế, xu hướng thiết kế thiên về đón sáng tự nhiên ngày càng phổ biến, nhất là trong các thiết kế biệt thự với đặc điểm nhiều sân vườn, rộng và thoáng vốn có.

phòng bếp biệt thự 12

Hình ảnh về gian bếp với cửa kính kịch trần và sàn, tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời. Đồng thời, điều này cũng tiếp thêm tâm trạng hứng khởi cho người nấu bếp vì không phải giam mình trong không gian khép kín, tù túng.

Vị trí nguồn điện, nước

Điện và nước là 2 yếu tố trọng yếu trong nhà bếp. Là nơi cần dùng song song cả điện và nước, các ổ cắm điện, dây dẫn điện, vòi nước, đường ống nước,... nên được tính toán kỹ lưỡng để tối ưu công năng mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

phòng bếp biệt thự 13

Bố cục nhà bếp mở rộng

Nhiều năm trở lại đây, thiết kế bố cục mở không còn là điều quá xa lạ với những người yêu kiến trúc nội thất. Thiết kế mở liên kết nhiều không gian với nhau, giảm tải các vách ngăn, mở rộng không gian, tầm nhìn và cả tâm tình của gia chủ.

phòng bếp biệt thự 14

Một ví dụ khá độc đáo về bố cục nhà bếp mở là liên kết gian bếp với phòng khách thông tầng, tự tin tạo nên những buổi hội họp bạn bè thân tình mà đầm ấm.

Thiết kế hạn chế mùi nhà bếp

Mùi không chỉ phản ánh yếu tố vệ sinh, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tình người dùng bữa. Khi sơ chế, chế biến và dọn rửa dễ để lại nhiều mùi khó chịu trong nhà bếp. Vì thế, ngoài máy hút mùi, thiết kế thông thoáng cạnh nhiều ô cửa, bố trí vài cây cảnh có hương thơm,... cũng góp phần giải quyết vấn đề về mùi trong phòng bếp.

phòng bếp biệt thự 15

Thiết kế bếp hợp phong thủy

Phong thủy là một nhân tố mà đa số mọi người đều quan tâm khi thiết kế nhà bếp. Hướng bếp, màu sắc tủ bếp, bố cục bố trí bếp,... có thể ít nhiều tác động đến vận may hay đơn giản chỉ là giúp mọi việc suôn sẻ hơn.

phòng bếp biệt thự 16

Căn bếp được xem là trái tim của ngôi nhà. Vì thế chăm chút cho “trái tim” cũng giúp ngôi nhà vẹn tròn và đong đầy ấm áp. Hy vọng với những gợi ý về phòng bếp cho biệt thự như trên, quý đọc giả đã chắt lọc được những lựa chọn tối ưu nhất cho gia đình mình.
Login