Lẩu Sukiyaki Là Gì? Và Cách Nấu Truyền Thống Kiểu Nhật Bản

Lẩu Sukiyaki Là Gì? Và Cách Nấu Truyền Thống Kiểu Nhật Bản

Nếu là một tín đồ của ẩm thực Nhật Bản, hẳn bạn đã nghe nói về món lẩu Sukiyaki nổi tiếng. Độc đáo với hương vị thơm ngon và những nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn. Lẩu sukiyaki là món lẩu phổ biến không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới, cùng Takara standard khám phá món lẩu cực ngon này trong bài viết dưới đây nhé!

Lẩu Sukiyaki là gì?

Sukiyaki là một loại Nabemono, Với nabe là cái nồi, mono là đồ vật, Nabemono ám chỉ những món ăn dùng trong nồi nói chung, và đại diện cho tất cả các món lẩu.

Cách làm lẩu sukiyaki 1

Ngược dòng thời gian về thời Edo (1603-1868), nhiều nông dân đã bắt đầu chế biến các món ăn với hình thức tương tự như lẩu, nhưng chủ yếu dùng nguyên liệu là cá và đậu phụ, do cá luôn là nguyên liệu phổ biến và có giá thành rẻ tại Nhật.

Đến thời Minh Trị (1868-1912), món lẩu đặc trưng có tên Sukiyaki trở nên phổ biến và nguyên liệu chính được thay đổi thành thịt bò. Tuy nhiên do giá thành thịt bò khá đắt đỏ, nhiều nơi dùng thịt heo để chế biến món lẩu này.

Các đặc trưng của lẩu Sukiyaki

Trong vô vàn các món lẩu trên thế giới nói chung và tại Nhật Bản nói riêng, Sukiyaki có một chỗ đứng vững chãi trong lòng người đam mê ẩm thực bởi nhiều lý do. Phần nhiều các lý do đó có lẽ bắt nguồn từ các điểm đặc trưng của riêng món Sukiyaki đã góp phần tạo nên hương sắc cho món ăn.

Bún nưa (Shirataki noodles)

Bún nưa là cái tên còn khá xa lạ với người Việt, tuy nhiên lại là món ăn kèm không thể thiếu trong lẩu Sukiyaki. Bún làm từ tinh bột trong củ nưa với nước thường và một ít nước vôi. Sau đó đun sôi hỗn hợp để tạo thành những sợi bún trong suốt, dai mềm.

bún nưa 1

Không chỉ thơm ngon, bún nưa còn được biết đến là món ăn có rất ít calo, phù hợp với người đang ăn kiêng vì chúng hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân. Lý do là vì thành phần của bún chủ yếu là chất xơ hòa tan, không có chất béo và chất đạm gần bằng 0 (hàm lượng chất đạm còn tùy thuộc vào nhà sản xuất).

Sốt Sukiyaki

Nước dùng Warishita đặc trưng của món ăn không thể không có sốt Sukiyaki. Sốt Sukiyaki hiện đang được bán tại các cửa hàng gia vị hoặc các tiệm chuyên thực phẩm Nhật. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha chế sốt Sukiyaki tại nhà theo công thức sau: chuẩn bị 40ml nước tương dashi, 45ml rượu mirin, 45ml rượu sake và 20g đường và trộn đều tất cả lên.

Khác biệt trong cách chế biến ở 2 miền Nhật Bản

Ở 2 vùng Kanto và Kansai Nhật Bản có 2 biến tấu khác nhau khi chế biến Sukiyaki, chủ yếu là khác biệt về thứ tự cho nguyên liệu và sốt vào nồi.

trứng gà ăn kèm với lâu shukiyaki

Cụ thể ở vùng Kanto phía Đông, sốt Sukiyaki được cho vào nồi đun nước dùng trước, sau đó mới đến các nguyên liệu. Còn ở Kansai phía Tây thì ngược lại, người ta hầm thịt trước, sau đó mới đến sốt và các nguyên liệu còn lại.

Ăn cùng trứng sống đánh tan

Trứng chính là loại “nước chấm” đặc biệt của lẩu Sukiyaki. Trước khi bắt đầu dùng món lẩu, người ta sẽ đập 1 quả trứng gà vào chén nhỏ và đánh tan. Nguyên liệu từ món lẩu sẽ được chấm vào trứng trước khi ăn. Nhờ độ nóng từ nồi lẩu, nguyên liệu khi chấm với trứng sẽ tạo ra một lớp màng mỏng bao quanh, tăng độ thơm ngon lạ miệng khi thưởng thức.

Cách làm lẩu Sukiyaki thơm ngon chuẩn vị

Kết hợp tất cả những đặc trưng kể trưng, món lẩu Sukiyaki đủ sức gây thèm thuồng bất kể trong điều kiện thời tiết nào. Vậy thì ngay sau đây, chúng ta hãy tiến hành chế biến món ăn hấp dẫn này thôi.

nguyên lẩu để chế chiến lẩu shukiyaki

Các nguyên liệu cần có

  • Thịt bò wagyu hoặc thịt bò thường, dùng thịt vai hoặc sườn bò
  • Đậu hủ
  • Cải thảo
  • Cải cúc
  • Cà rốt
  • Nấm kim châm
  • Nấm đông cô
  • Hành bo rô
  • Bún nưa (Shirataki)
  • Mì udon
  • Trứng gà
  • Sốt Sukiyaki

Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

chế biến lẩu shukiyaki 1

  • Thịt bò rửa sạch để ráo, sau đ1o thái thành từng lát mỏng
  • Đậu hủ cắt thành từng khối vuông vừa ăn
  • Cải thảo, cải cúc rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ
  • Hành bo rô cắt thành đoạn khoảng 4-5cm
  • Nấm đông cô rửa sạch, cắt bỏ chân
  • Nấm kim châm rửa sạch, bỏ rễ
  • Cà rốt rửa sạch, thái lát mỏng, có thể tỉa hình hoa tùy thích
  • Bún nưa luộc khoảng 3-5 phút, cho vào nước lạnh rồi vớt ra để ráo

Bước 2: Nấu lẩu

chế biến lẩu shukiyaki 2

  • Đầu tiên áp chảo thịt bò cho chín tái.
  • Sau đó, cho nước dùng và lần lượt các nguyên liệu: đậu hủ, cà rốt, cải thảo, cải cúc, nấm kim châm, nấm đông cô, hành bo rô, bún nưa vào nồi.
  • Cho sốt sukiyaki vào nồi, nhớ đổ đều lên các nguyên liệu.
  • Trong lúc chờ lẩu sôi, đập trứng gà vào chén và đánh tan.

Bước 3: Thành phẩm

Khi các nguyên liệu chín là bạn đã có thể bắt đầu thưởng thức rồi. Nhớ chấm thịt, nấm, cải vào trứng trước khi dùng nhé. Mì udon thường sẽ được cho vào vào cuối bữa ăn cho thấm nước lẩu đậm vị.

chế biến lẩu shukiyaki 3

Vậy là trong nháy mắt, một nồi lẩu chất lượng đầy dinh dưỡng với hương vị hấp dẫn đã được hoàn thành. Nước lẩu đậm vị và có chút ngọt nhờ sốt đặc trưng, nguyên liệu chín thơm hòa trong nước lẩu pha chút beo béo của trứng gà, tất cả đều để lại dư vị khó quên cho bất cứ thực khách nào nếm qua. Chúc bạn thành công với món lẩu Sukiyaki này nhé!