Một căn bếp trong mơ của mọi bà nội trợ là một căn bếp gọn gàng và sạch sẽ. Tuy nhiên, với khối lượng vật dụng đồ sộ - nồi chảo, chén đĩa, gia vị,… việc sắp xếp bếp chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhưng đừng lo lắng, tủ bếp Takara standard với sức chứa “khủng” sẽ giúp người nội trợ hình thành thói quen sắp xếp khoa học, đạt hiệu quả tối ưu.
1. Mặt bàn bếp
Mặt bàn bếp là nơi đầu tiên đập vào mắt chúng ta khi bước vào bếp, cho nên khu vực này cần sự chú ý nhất định khi tiến hành sắp xếp, dọn dẹp. Tuy nhiên, mặt bếp lại là nơi chứa những vật dụng thường sử dụng, thiết bị điện hay là nơi đặt để đồ dùng khi tủ bếp đã hết sức chứa.
Thói quen thông thường
Thói quen khoa học
Khi cho hết tất cả các vật dụng vào tủ bếp và tủ thiết bị, mặt bàn bếp trở nên thông thoáng, tạo cảm giác căn bếp rộng và gọn gàng. Hơn nữa, nhóm chuyên gia làm nên tủ bếp Takara standard cho rằng, đặt để vật dụng lên mặt bếp sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào bộ phận tiếp xúc giữa vật dụng và mặt bếp. Khi vệ sinh, người nội trợ cần phải nhấc các vật dụng lên, lau chùi toàn bộ mặt bếp, lau chùi vật dụng rồi sau đó lại đặt vật dụng lên mặt bếp. Một quy trình dài, gây ra những mệt mỏi, chán chường không cần thiết đúng không nào? Khi lưu trữ tất cả các vật dụng trong tủ bếp để mặt bàn không có hoặc chỉ đặt 1-2 vật trang trí, thời gian và công sức vệ sinh cũng sẽ được rút ngắn.
Đối với các đồ vật thường sử dụng như lọ gia vị, muôi canh, xẻng lật đồ ăn,… không tiện lưu trữ trong các khoang tủ bếp, người nội trợ có thể tham khảo các ngăn tiện ích như Eye Level Rack hay đặt trên giá đỡ nam châm của tủ bếp Takara standard như hình trên.
2. Khu vực chậu rửa
Chậu rửa là nơi người nội trợ thực hiện việc sơ chế nguyên liệu trước khi nấu nướng, đồng thời cũng là nơi rửa dọn chén đĩa sau khi ăn. Bởi khá nhiều các hoạt động trong bếp diễn ra ở khu vực này, cho nên người nội trợ có xu hướng đặt rất nhiều vật dụng hỗ trợ ở đây như giá chén đĩa, dao kéo, thớt,… Điều này vô tình làm những hoạt động kể trên bỗng… khó khăn hơn vì thiếu không gian.
Thói quen thông thường
Thói quen khoa học
Khi chọn tủ bếp Takara standard, người sử dụng có thể tiết kiệm một khoảng không gian đáng kể cho khu vực chậu rửa khi thiết kế các khoang chứa tiện lợi xung quanh đó. Khoang Auto-Move đặt chén đĩa sau khi rửa xong thuộc phần tủ bếp trên, tự động di chuyển vừa tầm tay người sử dụng chỉ bằng một nút bấm giúp loại bỏ các giá đỡ nhựa vướng víu cạnh chậu rửa.
Đặc biệt, chậu rửa Takara standard là loại chậu đa tầng, người sử dụng có thể thực hiện liền mạch các thao tác cắt – rửa – bỏ khi sơ chế nguyên liệu tại đây mà không cần phải cần thêm diện tích mặt bếp. Nhờ vậy, việc vệ sinh sau công đoạn này cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
3. Khoang chứa của tủ bếp
Các bà nội trợ thường có thói quen xếp chồng các vật dụng lên nhau trong khoang chứa tủ bếp, bất kể là chén đĩa hay nồi chảo. Cách sắp xếp này tuy nhanh chóng lúc ban đầu, nhưng khi lấy ra sử dụng lại tốn khá nhiều thời gian để có thể lấy đúng vật dụng cần thiết.
Cách sắp xếp thông thường
Cách sắp xếp khoa học
Đối với tủ bếp Takara standard, ngay cả phía bên trong khoang chứa cũng được làm từ thép tráng men kính, cho nên có thể ứng dụng thanh chia ngăn nam châm để sắp xếp vật dụng tùy theo kích cỡ và nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là với loại dụng cụ nhà bếp thường sẽ mất thời gian để lấy ra như nồi chảo, người nội trợ cũng có thể thay thế cách xếp chồng thông thường bằng cách xếp như hình.
Đậy ngược nắp nồi (tay nắm lật vào phía trong lòng nồi) vào đúng nồi, chia khoang chứa thành các ô nhỏ vừa với kích thước mỗi nồi rồi đặt nồi, chảo vào ô. Cách này không chỉ giúp người nội trợ cất vào - lấy ra vật dụng cần thiết một cách nhanh chóng mà còn giảm vấn đề thất lạc nắp nồi chảo rất thường xảy ra.
Với các ứng dụng tiện ích của thép tráng men kính, tủ bếp Takara standard giúp người nội trợ có cách sắp xếp bếp thật khoa học; vừa dễ dàng, tiện lợi khi sử dụng, vừa giảm gánh nặng khi vệ sinh. Hãy đến showroom Takara standard để tận tay trải nghiệm dòng tủ bếp hiện đại đến từ Nhật Bản này nhé!