Không chỉ riêng ở Nhật Bản, việc nấu cơm sẵn ở nhà rồi cho vào hộp để mang đi chắc hẳn là câu chuyện vô cùng quen thuộc với mọi quốc gia. Tuy nhiên, cơm hộp bento mang đi trong văn hóa Nhật Bản lại làm nên cả một nét đặc trưng không thể nhầm lẫn được với bất cứ loại cơm hộp nào khác trên thế giới.
Cơm hộp bento là gì? Lịch sử hình thành cơm hộp bento
Cơm hộp Bento là một bữa ăn được chuẩn bị sẵn để mang đi, thường bao gồm cơm và các món ăn kèm khác như thịt, cá, rau củ quả,... Tất cả được đựng trong một chiếc hộp và sắp xếp, trang trí sao cho đẹp mắt.
Hình ảnh bởi Freepik
Lịch sử hình thành của cơm hộp bento qua nhiều giai đoạn đã có sự phát triển và cải tiến nhiều hơn qua nguyên liệu, hình dáng và ý nghĩa.
Thời Kamakura (1185-1333)
- Bento sơ khai xuất hiện dưới dạng "hosh飯" - cơm rang muối mang theo khi đi du lịch, hành hương hoặc làm việc ngoài trời.
- Món ăn đơn giản, chủ yếu là cơm trắng với muối, umeboshi (mận muối), cá khô,...
Thời Muromachi (1336-1573)
- Bento phát triển đa dạng hơn với sự xuất hiện của các loại onigiri (cơm nắm), ochazuke (cơm chan trà), và tsukemono (rau củ muối chua).
- Bento bắt đầu được sử dụng trong các nghi lễ trà đạo và các dịp lễ hội.
Thời Azuchi-Momoyama (1568-1603)
- Bento được đựng trong hộp gỗ sơn mài sang trọng, gọi là "shokado bento".
- Món ăn cầu kỳ, tinh tế hơn, phản ánh địa vị xã hội của người sở hữu.
Thời Edo (1603-1868)
- Bento trở nên phổ biến rộng rãi trong dân chúng do thói quen ăn 3 bữa/ngày.
- Món ăn đa dạng, phong phú với sự sáng tạo không ngừng của các bà nội trợ.
- Bento trở thành biểu tượng cho sự chu đáo, tỉ mỉ và tình yêu thương của người phụ nữ trong gia đình.
Thời hiện đại:
- Bento tiếp tục phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phù hợp với nhịp sống hiện đại: bento cho học sinh, bento cho dân văn phòng, bento dã ngoại,...
- Hộp bento được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, kim loại,...
- Món ăn sáng tạo, bắt mắt, mang tính nghệ thuật cao.
- Bento trở thành món ăn được yêu thích trên toàn thế giới và là nguồn cảm hứng cho nhiều nền ẩm thực khác.
Một hộp bento truyền thống ở Nhật Bản bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cho một bữa ăn: tinh bột, đạm, protein, chất xơ và phần tráng miệng.
Những món ăn thường có trong cơm hộp Nhật Bản
Bên cạnh sự gọn nhẹ và tiện lợi, cơm hộp bento Nhật Bản còn tuân thủ nghiêm ngặt về các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn hằng ngày. Trong đó, chất tinh bột tiêu biểu nhất là "cơm trắng", chính là yếu tố không thể thiếu trong mọi hộp bento.
1. Tinh bột - Cơm trắng: Yếu tố không thể thiếu trong mọi hộp bento, thường được rắc thêm furikake (gia vị khô) để tăng hương vị, có thể đặt 1-2 quả mơ muối vào giữa phần cơm trắng để tạo vị chua-mặn.
2. Chất đạm - Protein:
- Thịt gà: Cắt thành từng miếng vừa ăn, nướng sốt terayaki hoặc chiên bột.
- Thịt bò: Thường được xào hoặc nướng.
- Trứng cuộn: Món ăn phổ biến trong bento Nhật Bản, cắt lát và xếp đều đặn.
- Cá hồi: Nướng cùng muối hoặc nước sốt.
- Cá cam: Loại bỏ xương và nội tạng, để nguyên da cá và nướng.
3. Chất xơ - Rau củ quả:
- Bắp cải muối.
- Salad khoai tây nghiền.
- Cải bó xôi luộc.
- Cà rốt muối chua.
- Dưa chuột muối.
Giới thiệu dung cụ làm cơm hộp bento chuẩn Nhật
Những hộp bento đẹp mắt và ngon lành được chuẩn bị mỗi buổi sáng đều khiến rất nhiều người tự hỏi phải khéo tay như thế nào mới có thể làm ra hộp cơm trang trí tỉ mỉ như vậy. Hãy cùng khám phá những dụng cụ cơ bản trong tủ bếp Nhật Bản - bí quyết làm nên hộp bento nhanh gọn đẹp của họ nhé!
Hình ảnh bởi Photo-AC
Khuôn nắm cơm: Trong trường hợp những hộp cơm không quá lớn, người nội trợ Nhật sẽ nén cơm theo dạng cơm nắm để tiết kiệm dung tích. Thay vì phải dồn sức nắm cơm cho thật chặt, họ sử dụng các loại khuôn có sẵn, cho cơm vào và đóng nắp khuôn lại là có thể hoàn thành.
Chảo vuông: Đây là loại chảo chuyên dụng để làm món trứng cuộn nổi tiếng. Tuy nhiên, bởi kích thước nhỏ gọn, thích hợp để chế biến những món ăn kèm với số lượng ít, cho nên chảo vuông nghiễm nhiên trở thành sản phẩm được hội bento yêu thích.
Hình ảnh bởi Photo-AC
Cốc chia ngăn: Thông thường, người nội trợ sẽ dùng các lá salad hoặc tía tô để phân chia các món ăn khác nhau trong hộp cơm. Nhưng đối với các món nước, cốc chia ngăn mới chính là dụng cụ hiệu quả để cố định và ngăn không để các món trộn lẫn với nhau.
Khuôn dập tạo hình: Ở các gia đình có trẻ nhỏ, đây là bộ dụng cụ không thể thiếu của các bà mẹ. Bởi cơm hộp Nhật Bản cho trẻ em cần được trang trí và trình bày theo phong cách đáng yêu, thậm chí còn được làm thành các nhân vật hoạt hình, cho nên các loại khuôn dập tạo hình ngôi sao, trái tim, động vật,... đã tiết kiệm cho người mẹ công sức và thời gian rất nhiều.
Một hộp cơm hoạt hình đặc trưng. Hình ảnh bởi Photo-AC
Ngoài ra, đối với loại cơm hộp hoạt hình đặc trưng (character bento) dành cho các em nhỏ mẫu giáo và tiểu học, những người mẹ Nhật cần thêm nhiều dụng cụ chuyên dụng để tạo hình hơn như: khuôn dập rong biển, bút vẽ nước sốt, khuôn tạo hình trứng luộc,...
Mẫu cơm hộp Bento siêu dễ thương bạn nên tham khảo
Có rất nhiều kiểu trang trí cơm hộp Bento, và tùy thuộc vào món ăn, sở thích và độ tuổi. Sau đây Takara standard xin giới thiệu với các bạn tham khảo hơn 20 mẫu trang trí cơm hộp bento.
(Mẫu truyền thông và đơn giản)
(Cơm hộp bento bán sẵn)
(Bento với lươn nướng sốt teriyaki)
(Trứng chiên cắt sợi và trứng cá hồi)
(Cách trang trí bento hài hước)
Không chỉ là một thói quen thường ngày, cơm hộp bento của Nhật Bản chứa đựng biết bao sự chăm chút tỉ mỉ và tình yêu thương bao la đã trở thành một nét văn hoá độc đáo được thế giới công nhận.