Cách Thiết Kế Diện Tích Phòng Bếp Hợp Lý

Cách Thiết Kế Diện Tích Phòng Bếp Hợp Lý

Để thiết kế phòng bếp với diện tích hợp lý sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước tổng diện tích nhà, số lượng người trong gia đình, nhu cầu sử dụng của bạn. Một số thông tin dưới đây mà Takara standard cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về lựa chọn diện tích cho căn bếp.

Thông số diện tích bếp như thế nào là hợp lý?

Thật khó để có thể nếu ra một thông số chính xác và cố định về diện tích bếp hợp lý. Tuy nhiên gia chủ có thể thực hiện phân chia diện tích bếp sao cho vừa vặn với căn nhà, nghĩa là ngôi nhà càng lớn thì không gian bếp cũng cần lớn tương ứng.

Diện tích bếp cho căn hộ studio

Căn hộ studio là không gian căn hộ phổ biến thường được sử dụng cho nhu cầu sống một người hoặc cặp vợ chồng trẻ. 

Diện tích cho một căn hộ studio thường dao động từ 25 - 45m2 nên vì thế diện tích căn bếp cho không gian này sẽ từ 5 - 10m2 và được liên thông với phòng khách, phòng ngủ hoặc được ngăn cách với những vách ngăn. Đây là kích thước của bếp nhỏ, để tối ưu tiện nghi, bạn cần đầu tư những thiết bị nhỏ như bếp điện, lò vi sóng, tủ lạnh… để có thể sử dụng phù hợp cho căn bếp

Diện tích bếp cho gia đình từ 2 - 5 người

Gia đình từ 2 đến 5 thành viên là hình thái gia đình kiểu mẫu tại Việt nam. Với số lượng thành viên này, diện tích bếp cũng dao động trong những thông số phổ biến.

Gia đình tầm trung thường sẽ cần kích thước bếp rộng hơn, dao động phổ biến trong khoảng từ 10 đến 15m2 tùy vào nhu cầu sử dụng và không gian tổng thể. Với diện tích này, bạn có thể lưu trữ nhiều hơn và sử dụng những thiết bị bếp tương ứng với yêu cầu gia đình, nếu được có thể có một bàn đảo mini đi kèm hoặc bố trí một bàn ăn nhỏ cho bữa cơm sum họp vào cuối ngày.

Diện tích bếp cho đại gia đình

Diện tích bếp cho đại gia đình đông thành viên (từ 5 người trở lên hoặc gia đình trên 2 thế hệ) nên rộng rãi và thoải mái để đảm bảo rằng việc nấu nướng diễn ra một cách hiệu quả.

Vì thế, diện tích bếp cho đại gia đình thường dao động từ 15 - 20m2 trở lên. Đây là kích thước cho gia đình đông thành viên, hoặc dành cho những người yêu thích nấu nướng trong nhà. Bếp lớn thường bao gồm nhiều thiết bị thông minh, đa dụng như: bếp nấu lớn, bếp nướng, lò vi sóng, tủ lạnh…Ngoài ra, có thể có một khu vực ăn uống rộng rãi hoặc phòng ăn liền kề để phục vụ cả gia đình.

Thiết kế gian bếp khoa học

Đây là quá trình tối ưu hóa không gian bếp để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và tiện nghi trong quá trình nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm.

(Thiết kế gian bếp theo chức năng - nguồn ảnh: Blum)

Để một gian bếp được thiết kế logic khoa học, bạn cần tuân thủ bố trí theo nguyên tắc tam giác. Đây là nguyên tắc thường áp dụng cho bố trí của ba điểm chính: bếp (nơi nấu nướng), bồn rửa (nơi rửa chén đĩa và thực phẩm), và tủ lạnh (nơi lưu trữ thực phẩm tươi ngon). Mục tiêu là tạo ra một hình tam giác hoặc một đường di chuyển hiệu quả giữa ba điểm này.

Việc này giúp bạn dễ dàng phân loại không gian bếp thành những khu vực chức năng riêng biệt như khu lưu trữ, khu sơ chế và chuẩn bị thực phẩm, khu nấu nướng, khu rửa chén dĩa. Điều này rất quan trọng trong không gian bếp hạn chế, nơi bạn phải tận dụng mọi mét vuông để thực hiện công việc nội trợ hàng ngày.

Ngoài ra, lựa chọn chiều cao bếp phù hợp là một quyết định quan trọng trong thiết kế gian bếp bởi nó ảnh hưởng đến yếu tố thoải mái và hiệu quả khi làm bếp. Theo khuyến cáo của chuyên gia Takara standard Nhật Bản, chiều cao tủ bếp dưới nên nằm dao động trong các thông số 80 - 83 - 86 - 88, và được quyết định bởi người nội trợ chính trong gia đình.

Gợi ý mẫu thiết kế bếp cho từng không gian sống

Diện tích bếp hợp lý là những phòng bếp phù hợp với không gian sống, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và chức năng cần thiết cho gia chủ sử dụng lẫn các thành viên khác trong gia đình. Một vài gợi ý mẫu phòng bếp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để thiết kế phòng bếp cho tổ ấm của mình

Phòng bếp cho chung cư hoặc studio

Thiết kế diện tích bếp hợp lý cho chung cư hoặc những căn hộ studio đòi hỏi bạn phải ưu tiên tính tiện lợi, những vật dụng nhỏ gọn để có thể tiết kiệm diện tích. Với những không gian này, ưu tiên hình dạng bếp chữ I hoặc L để tối ưu được diện tích lắp đặt tủ bếp.

Gian bếp gọn gàng với hệ tủ bếp chữ I kèm đảo tiện dụng. Tại khu đảo, gia chủ khéo léo bố trí khu vực nấu nướng hướng ra bên ngoài khu phòng khách để giao tiếp và kết nối cùng gia đình.

Gian bếp trắng tinh khiết trong không gian tràn ngập ánh sáng. Hệ tủ bếp chữ I nhỏ gọn được bố trí một cách khoa học với 3 hệ module riêng biệt: bếp nấu, lưu trữ và bồn rửa, đủ để đáp ứng nhu cầu làm bếp mỗi ngày của gia chủ.

Không gian bếp đậm phong cách retro, thiết kế bếp nhỏ gọn đủ cho chức năng sử dụng mỗi ngày của gia chủ. Hệ tủ bếp chữ L nhỏ gọn đi kèm phần đảo bếp tiện dụng, vừa là khu vực để chuẩn bị và sơ chế thực phẩm vừa mở ra không gian sum vầy trong gia đình.

Không gian bếp mở liền phòng khách. Thiết kế bếp chữ L sang trọng trong phong cách tân cổ điển, gian bếp màu trắng đơn sắc làm bật lên điểm nhấn nội thất khác trong nhà.

Thiết kế bếp chữ L nhỏ nhắn hiện đại với tông màu tối sang trọng, bật lên cá tính gia chủ.

Thiết kế khu bếp dành cho căn hộ studio nhỏ gọn. Mọi vật dụng đều nhỏ nhắn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho một người.

Gợi ý kiểu dáng của căn bếp nhỏ liền kề phòng khách siêu gọn gàng

Thêm tiện dụng với hệ bếp chữ U, phần bán đảo đóng vai trò là khu vực học tập, làm việc và giải trí

Phòng bếp cho nhà ống

Không khác nhiều với chung cư, phòng bếp cho nhà ống cũng có những điểm tương đồng phù hợp với đặc trưng thiết kế không gian tổng thể. Biên dạng bếp của nhà ống thường là chữ I, L hoặc U và đôi khi sẽ có chiều dài bếp dài hơn so với tủ bếp chung cư.

Thiết kế bếp chữ I kèm bàn đảo trở thành điểm nhấn đặc biệt cho căn nhà ống tràn ngập ánh sáng. Thiết kế hiện đại, tối giản, kích thước hệ tủ bếp 5m và hệ đảo 3m đủ tạo nên khoảng không rộng rãi cho các thành viên trong gia đình cùng nhau vào bếp.

Kiểu dáng bếp cổ điển trong không gian hiện đại, tràn ngập ánh sáng. Màu trắng đơn sắc tạo nên nét thanh lịch và cảm giác sạch sẽ

Sắc màu độc đáo của màu xanh ngọc bích khiến cho không gian thêm ấn tượng.

Hệ tủ bếp màu đen với phong cách cổ điển chắc chắn sẽ là sự lựa chọn độc đáo cho những ai yêu thích sự đặc sắc.

Gian bếp trắng chữ L trong không gian tràn ngập ánh sáng từ hệ cửa sổ lớn từ thiết kế nhà ống.

Phòng bếp cho biệt thự

Bếp cho biệt thự thường dành cho không gian đại gia đình và đáp ứng được cho nhiều thành viên sử dụng. Vì thế diện tích bếp cho phòng bếp thường rộng rãi, đi cùng biên dạng bếp đa dạng tùy theo sở thích của gia chủ.

Đối với những thiết kế bếp cho biệt thự, không gian phòng bếp thường lớn, điển hình là căn bếp hệ tủ chữ I song song kèm đảo ở giữa. Đây là không gian cho gia đình nhiều thế hệ có thể sinh sống, đáp ứng đủ công năng lưu trữ cũng như nấu nướng.

Phòng bếp trong không gian biệt thự lớn. Thiết kế biên dạng bếp chữ L kèm đảo rộng rãi với đủ các chức năng cần thiết cho người nội trợ lẫn các thành viên khác trong nhà cùng sử dụng.

Độc đáo với thiết kế hệ tủ bếp đen vân gỗ hiện đại, làm nổi bật phong cách và cá tính của gia chủ

Thiết kế bếp chữ U màu beige trong không gian cổ điển.

Tóm lại, để nói về diện tích bếp như thế nào là hợp lý, bên cạnh việc tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau, tham khảo ý kiến chuyên gia là điều thật sự cần thiết nếu như bạn muốn có một căn bếp như ý cho gia đình. 

Trên đây là những thông tin cần thiết mà Takara standard tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình xây dựng ngôi nhà mơ ước, một tổ ấm yêu thương của chính mình.

Login