Top 8 Loại Cây Trồng Để Khử Mùi Trong Nhà Bếp

Top 8 Loại Cây Trồng Để Khử Mùi Trong Nhà Bếp

Mỗi góc nhà đều cần được điểm tô mảng xanh phù hợp, kể cả góc bếp. Có nhiều loại cây trồng để khử mùi trong nhà bếp tạo điểm nhấn nhẹ nhàng, và cũng giúp mang lại không khí trong lành mà không cần tốn nhiều công sức chăm sóc

Bài trí cây trồng để khử mùi trong nhà bếp không chỉ góp phần cho không gian sống thêm sống động mà còn giúp thanh lọc không khí trong nhà. Cây xanh hiện diện trong tổ ấm sẽ mang lại sự cân bằng về màu sắc, cân bằng không gian và tạo cảm giác dễ chịu, thư thái cho cả gia đình. 

1. Cây nha đam

Cây nha đam là một trong số những loại cây nên trồng trong nhà bếp với nhiều công năng độc đáo. Ngoài khả năng làm lành vết thương, đặc biệt là làm mát cực nhanh khi bạn lỡ bị bỏng khi nấu ăn. Cây nha đam còn có khả năng làm sạch không khí hiệu quả, hấp thu benzen và formaldehyde. Nha đam cũng rất dễ trồng, chịu được hạn nên không mất nhiều công sức chăm sóc.

cay-dat-trong-bep

Hình ảnh bởi StockSnap từ Pixabay

2. Cây hương thảo

Hương thảo là loại cây nên trồng trong nhà bếp rất được người nội trợ yêu thích bởi chúng có mùi hương dễ chịu lan tỏa khắp căn nhà. Bên cạnh đó, hương thảo cũng có thể được sử dụng làm gia vị nấu nướng và đặc biệt, chúng hạn chế được những loại côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi trong căn bếp của bạn để không gian luôn được sạch sẽ và thơm mát.

cay-dat-trong-bep

Hình ảnh bởi cocoparisienne từ Pixabay 

3. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, ít phải chăm sóc và lại có tác dụng rất hiệu quả trong việc lọc sạch không khí. Lá của cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ lên tới 107 loại độc tố khác nhau, trả lại không khí trong lành cho nhà bếp nói riêng và cho cả ngôi nhà nói chung.

cay-dat-trong-bep

Hình ảnh bởi Nasser alsubie từ Pixabay

4. Cây trầu bà

Cây trầu bà có dạng dây leo, bạn có thể trồng trong chậu treo hoặc thủy canh và để trong bóng mát, đặt ở một góc bếp lý tưởng để tạo điểm xanh nhẹ nhàng cho không gian bếp. Cây trầu bà không cần tốn nhiều công sức chăm sóc nhưng có tác dụng lọc không khí rất tốt.

cay-dat-trong-bep

5. Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì được sử dụng trong nền y học cổ truyền đã từ lâu đời, ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng của ngũ gia bì được sử dụng trong bảo vệ sức khỏe như có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi… Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu thì cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa không khí, loại bỏ khí độc. Nên việc đặt cây ngũ gia bì trong bếp cũng giúp thay đổi không khí rõ rệt.

cay-dat-trong-bep

6. Cây kim tiền

Cây kim tiền có nhiều tác dụng đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, có khả năng thanh lọc không khí cao gấp 3 lần cây lưỡi hổ. Cây kim tiền góp phần loại bỏ các khí gây ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người như cacbon dioxide, benzen, toluene, xylene, etylbenzen…Đặc biệt, cây kim tiền loại trừ các khí độc hại mà bản thân cây vẫn không bị ảnh hưởng từ các chất độc đó. Chính vì vậy, đây là một trong những loại cây bạn nên trồng trong bếp.

cay-dat-trong-bep

7.  Cây lan tim

Cây lan tim hay còn gọi là Khúc Thủy có hình dáng lá bắt mắt và độc đáo, giống như những trái tim mọc đối xứng nhau, thể hiện ý nghĩa về tình yêu gắn bó, quấn quýt không rời. Cây lan tim là loài cây leo, có thể trồng giàn hoặc chậu treo rủ cành lá xuống. Cây lan tim không khó chăm sóc, chỉ cần giữ độ ẩm cho đất trồng và bạn có thể đặt trong bếp để trang trí cho căn bếp thêm sinh động.

cay-dat-trong-bep

8. Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh rất phù hợp dùng làm cây trang trí không gian trong nhà, có thể đặt tại phòng làm việc, phòng bếp tạo nên một không gian sống xanh, trong lành. Tuy nhiên, cây vạn niên thanh có đặc tính ưa sáng, nhưng không nên đặt trực tiếp dưới ánh mặt trời vì thế bạn có thể đặt ở gần cửa sổ góc bếp, hoặc trang trí ban công, hành lang, tường nhà,…

cay-dat-trong-bep

Không chỉ đẹp, vạn niên thanh cũng giúp thanh lọc không khí và hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại, loại bỏ nhiều chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandebit, tricloetylen, toluene và xylen.

Nguồn: Tổng hợp

Login