Sống xanh & bền vững: Lựa chọn tất yếu trong thời đại 4.0

Sống xanh & bền vững: Lựa chọn tất yếu trong thời đại 4.0

Không chỉ đơn thuần là một trào lưu nhất thời được mọi người đua nhau chạy theo, sống xanh và bền vững đang là xu hướng được lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu tại sao lối sống tuy không mới nhưng lại là điều tất yếu bạn cần theo đuổi trong thời đại 4.0 hiện nay.

1. Sống xanh và bền vững là gì?

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một định nghĩa về lối sống xanh và bền vững là: lối sống thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên và tránh sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên để duy trì cân bằng sinh thái. Nói cách khác, đây là một phương pháp giúp hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mẹ Trái Đất và gây ra ít tác động tiêu cực với môi trường từ cách sinh hoạt của chúng ta.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Brina Blum

Mặc dù những cụm từ “duy trì cân bằng sinh thái” hay “ít tác động tiêu cực với môi trường” nghe có vẻ vĩ mô và khó thực hiện, nhưng thực tế chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt mỗi ngày như hạn chế sử dụng túi ni-lon, tích cực tái chế đồ dùng, tiết kiệm nước, từ chối ly và ống hút nhựa dùng một lần,… cũng là những đóng góp đơn giản mà mỗi cá nhân có thể làm được cho môi trường.

2. Tại sao nên theo đuổi lối sống xanh và bền vững?

Chắc hẳn câu nói đôi lúc hơi mơ hồ “sống xanh vì môi trường” đã được xuất hiện trong các câu chuyện về môi trường hay hiện diện rất nhiều trên những phương tiện truyền thông những năm gần đây. Vậy lý do chính xác để chúng ta nên theo đuổi lối sống xanh và bền vững này là gì?

Ngăn chặn quá trình hủy hoại môi trường tự nhiên

Hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất đai,…) và gần đây xuất hiện rõ rệt nhất – biến đổi khí hậu là kết quả quả từ những hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường của con người như thải ra môi trường khí CO2 hay các loại hóa chất dùng trong công nghiệp sản xuất. Từ đây, con người chúng ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Ella Ivanescu

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư thế giới, chỉ sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá. Theo báo cáo của Health Effects Institute, hơn 96% dân số thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm không khí. Tại Việt Nam, chất lượng không khí ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng có nhiều thời điểm ở mức đáng báo động với chỉ số AQI từ 150 đến 200, đôi khi vượt mức 200 tương đương mức rất xấu.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Agustín Lautaro

Tương tự, đại dương cũng đang có tình trạng không ổn định vì nó chính là nơi hấp thụ 90% lượng nhiệt từ khí nhà kính. Theo The Washington Post, ước tính mỗi ngày đảo Greenland mất đi 11 tỷ tấn băng trôi ra đại dương, gây ra hiện tượng nước biển dâng cao. Trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận trong vòng 50 năm qua mực nước biển tại Việt Nam đã dâng cao lên khoảng 20cm, dự đoán khi con số lên đến 100cm, chúng ta sẽ mất đi khoảng 12,1% diện tích đất hiện có, theo đó 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống.

Hơn thế nữa, còn rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác, mà con người chính là nguyên nhân và cũng chính con người cùng môi trường phải gánh chịu hậu quả. Do đó, ngoài những chính sách mang tầm cỡ vĩ mô của các quốc gia và tổ chức lớn, mỗi cá nhân chúng ta đều có ý thức, có thói quen sống xanh và bền vững cũng sẽ phần nào giúp môi trường có được trạng thái tốt hơn.

Cho một cuộc sống khỏe, tiết kiệm

Sống bền vững cũng bao gồm việc ăn sạch – uống xanh, tức là tiêu thụ những thực phẩm hữu cơ, nuôi trồng theo phương thức thuần tự nhiên, không hóa chất. Thời đại mới, chúng ta đã quá quen với những thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chứa màu thực phẩm, dư lượng hóc-môn tăng trưởng trong thịt động vật,… mà quên đi những giá trị dinh dưỡng thật sự đến từ thiên nhiên – điều mà lối sống xanh và bền vững đang hướng đến. Đương nhiên, điều này mang đến cho con người một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, trạng thái tinh thần nhẹ nhàng, sảng khoái đến không ngờ.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Sonja Langford

Hơn nữa, cách sống này cũng giúp chúng ta định hướng lại hành vi tiêu dùng với mục tiêu “không rác thải” (zero waste). Tất nhiên, rất khó để có thể làm được đúng với tiêu chí không thải ra bất cứ mẩu rác nào, nhưng quan niệm này làm chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi mua sắm thứ gì đó, xem có thật sự cần thiết không, có thể sử dụng nó với chức năng khác hay không, vật dụng này có tuổi thọ trong bao lâu,… Sự cân nhắc kỹ càng này giúp tiết kiệm được một khoản tiền và công sức khá lớn, có được sự đầu tư thông minh và tránh được sự lãng phí không đáng có.

Không chỉ vì môi trường, lối sống xanh và bền vững còn cho con người một cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng và tiết kiệm.

3. Gợi ý cách hình thành lối sống xanh và bền vững

Chỉ bằng những thói quen hằng ngày, chúng ta đã có thể hình thành nên lối sống xanh và bền vững vì môi trường – một điều tưởng chừng như rất to tát, ngoài tầm tay với.

Nói “không” với đồ dùng một lần

Khi mua những hộp cơm hay ly cà phê, chúng ta đã vô tình “đóng góp” cho môi trường nhiều hơn một chiếc hộp xốp, một chiếc đũa, một chiếc muỗng, một ly nhựa và một ống hút nhựa chỉ được sử dụng vỏn vẹn trong vài chục phút. Mặc dù có vòng đời ngắn ngủi như vậy, đây là loại rác thải không phân hủy, khó tái chế và cũng không thể tái sử dụng vì dễ sinh ra chất độc. Vì vậy, thói quen mang theo dụng cụ ăn uống cá nhân có thể sẽ gây cho chúng ta một số bất lợi lúc ban đầu nhưng sẽ giúp giảm được một lượng chất thải khá lớn ra môi trường.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Roberta Errani

Hạn chế dùng bao ni-lon

Tương tự như tình huống trên, hay lúc đi siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi, mỗi ngày chúng ta có thể vứt đi trên 2 bao ni-lon cũng có thời gian sử dụng ngắn ngủi mà không thể tái chế hay tiêu hủy. Luôn luôn mang theo túi vải khi đi mua sắm hay lưu giữ và tận dụng lại những bao ni-lon khi còn có thể sẽ hạn chế áp lực lên môi trường khi phải mang trong mình hàng tỉ lượng rác thải cứng đầu.

sống xanh và bền vữngHình ảnh bởi Pawel Czerwinski

Phân loại rác

Có thể đây là một hoạt động không quá quen thuộc với gia đình Việt, nhưng việc phân loại rác sinh hoạt góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng rác thải ra môi trường đồng thời thuận tiện cho việc tái sử dụng. Rác thải sinh hoạt thường được phân thành 3 loại như sau: rác hữu cơ (thức ăn thừa, bã cà phê, trà…), rác vô cơ (nilon, sành sứ,…) và rác tái chế (giấy báo, vỏ hộp sữa,…).

Kiến tạo môi trường sống “xanh” ngay tại nhà

Đối với những vật dụng cá nhân như ly, chén, đũa, muỗng,… chúng ta có thể chọn mua những sản phẩm làm từ thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… đã qua xử lý tốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, đồ trang trí hay nội thất trong ngôi nhà cũng nên lựa chọn loại vật liệu “xanh”, đặc biệt cần có độ bền cao để tránh thay đổi quá nhiều khi nội thất hư hỏng.

thép tráng men kính Takara standard

Những sản phẩm từ thép tráng men kính của Takara standard được tạo nên từ hai loại nguyên liệu xanh là thép và thủy tinh, đáp ứng đầy đủ các yếu tố thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng bởi cam kết không Formaldehyde độc hại và có tuổi thọ dài lâu, chắc chắn sẽ làm hài lòng những vị khách có lối sống xanh và bền vững hiện đại. Hiện tại, vật liệu thép tráng men kính được ứng dụng cho hệ tủ bếp, hệ tủ gương và nội thất phòng tắm.

Bằng những nội thất được làm từ vật liệu “xanh”, kiến tạo không gian sống “xanh” và thân thiện với môi trường ngay trong ngôi nhà chúng ta không còn là điều quá khó khăn.